Tranh luận về thời kỳ quan trọng của ngôn ngữ

Thoi ky quan trong cua ngon ngu

Cho tới nay, các quan sát và thí nghiệm của mọi người cho rằng năng lực học ngôn ngữ của trẻ em là vượt xa người trưởng thành. Ví dụ người trưởng thành và trẻ em cùng đến một đất nước, dù những người trưởng thành này trước đó đã có nền tảng nhiều năm học ngoại ngữ, nhưng đến môi trường ngôn ngữ mới thì vẫn còn rất khó khăn, khẩu âm sửa mãi không được. Nhưng trẻ em trong nhà lại rất nhanh chóng (1 năm) là có thể lưu loát, nắm vững ngôn ngữ mới, hơn nữa khẩu âm rất chuẩn, thậm chí khi ra ngoài còn trở thành phiên dịch của cha mẹ. Cha mẹ nếu biết nhiều loại ngôn ngữ, thì chỉ vỏn vẹn mấy năm trẻ em đã có thể giao tiếp lưu loát mấy thứ ngôn ngữ. Chẳng trách giáo sư Du Mẫn Hồng mà chúng ta kính trọng sau khi đến nước ngoài đã vô cùng cảm thán rằng, bản thân ông đã học và dạy tiếng anh mấy chục năm, biết một trăm mấy chục nghìn từ, còn nhiều gấp mấy lần so với một giáo viên người nước ngoài bình thường, nhưng nói tiếng anh vẫn không lưu loát bằng đứa cháu gái 4 tuổi được sinh ra ở Canada của mình. Liên quan đến việc vì sao trẻ em có thể nhanh chóng như thế nắm ngoại ngữ, ở nước ngoài nhiều năm gần đây có nghiên cứu rất nhiều, tiêu biểu là tiến sỹ Lemneberg năm 1967 đã đưa ra “giả thiết thời kỳ quan trọng”. Từ đó về sau luôn có tranh luận không ngừng về việc có tồn tại thời kỳ quan trọng của ngôn ngữ hay không, bên phản đối cũng đã bằng rất nhiều những thực nghiệm và quan sát, thậm chí đề xuất ra kết luận để người trưởng thành vượt qua được nhi đồng trong việc học tập ngoại ngữ.

Có tồn tại thời kỳ quan trọng của ngôn ngữ không

 

Bởi vì tính giới hạn về tiền đề của thực nghiệm, điều kiện thực nghiệm, thiết kế lộ trình, đối tượng của thực nghiệm cũng rất mạnh, nên kết quả của nghiên cứu cũng khác nhau, kết luận được đưa ra luôn không thể thuyết minh một cách toàn diện vấn đề, cho nên mọi người đều bảo vệ ý kiến của mình, rất khó thuyết phục được bên kia. Nhưng tác giả phát hiện, thực nghiệm của bên phản đối chủ yếu tập trung vào những người học ngoại ngữ ở trong môi trường “học tập” có tính hạn định như trường học. Mà học ngoại ngữ một cách hệ thống thì lại là chỗ người trưởng thành chiếm ưu thế. Thực ra vì đặc điểm này nên việc “năng lực ghi nhớ, lý giải và học tập” của người lớn chiếm ưu thế hơn so với trẻ em là phù hợp, kết quả thực nghiệm đương nhiên là phần lớn đều cho rằng không có thời kỳ quan trọng. Quan sát phổ biến về việc “tồn tại thời kỳ quan trọng” vẫn luôn được thực hiện trong môi trường ngôn ngữ tự nhiên, thì phát hiện rằng nhi đồng có ưu thế rất rõ ràng. Mặt khác, dù là bên ủng hộ hay bên phản đối, thì đều thừa nhận một sự thực rằng người trưởng thành gần như không thể nào khiến khẩu âm chuẩn được. Liên quan đến vấn đề khẩu âm, bên ủng hộ cũng luôn tìm nguyên nhân ở vấn đề thần kinh nào hoặc cơ quan thính lực, hiện tại vẫn khó có thể tìm được chứng cứ xác đáng. Còn bên phản đối đã nhiều lần thử tìm bằng chứng về mặt năng lực khống chế cơ khoang miệng. Tranh luận đến năm 1997, bên ủng hộ vô ý đột nhiên tìm được bằng chứng trong thực nghiệm thần kinh học.

 

Năm 1997, tạp chí “tự nhiên” của Anh và “the New York Time” của mỹ đồng thời đăng một bài báo tên là “Khi người trưởng thành học thêm một ngôn ngữ, thì trong một bộ não sẽ có hai hệ thống”. Trong bài viết nói, Phòng thí nghiệm cộng hưởng từ của Trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư của Mỹ (SKM) đã tiến hành quét não của những người biết 2 ngôn ngữ là tiếng anh và một ngôn ngữ khác (trong đó có tiếng Trung). Trong thực nghiệm về ảnh hưởng khác nhau với não đối của những người  từ nhỏ đã biết một ngoại ngữ và những người sau khi trưởng thành mới bắt đầu học một ngoại ngữ đã phát hiện được rằng, trong những người mà từ nhỏ đã biết song ngữ, hai khu ngôn ngữ được lưu trữ ở cùng một khu vực trong não và gần như là xếp chồng lên nhau; còn người sau khi trưởng thành (11, 12 tuổi) mới học ngoại ngữ, thì hai khu ngôn ngữ trong đại não tách nhau, phân thành hai khu ngôn ngữ khác nhau rõ rệt, khi sử dụng một ngôn ngữ trong đó, chủng ngôn ngữ trong khu ngôn ngữ đó sẽ được kích hoạt, còn chủng ngôn ngữ khác trong khu ngôn ngữ bị đóng lại, ngược lại cũng như thế. Bài báo này tạo ra chấn động không nhỏ trong giới nghiên cứu ngôn ngữ. Phát hiện này có ý nghĩa như thế nào đối với việc học ngoại ngữ? Tác giả tổng kết mấy điểm sau:

 

  1. Cho tới nay, mọi người vẫn luôn có hoài nghi và tranh luận với sự khác biệt về mặt sinh lý ở các lứa tuổi khác trong việc nắm bắt một ngôn ngữ, đến nay bằng “kỹ thuật cộng hưởng từ FMRI” đã chứng minh được tính chính xác của phỏng đoán này, tức là đã chứng thực được sự tồn tại một thời kỳ quan trọng về mặt sinh lý.

 

  1. Vì đã có bằng chứng về sự tồn tại của tư duy ngoại ngữ. Nếu không hình thành được “Khu ngôn ngữ ngoại ngữ” mới này thì sẽ không thể dùng được tư duy ngoại ngữ, chỉ có thể ở trong trí nhớ để “lấy ra” kiến thức ngoại ngữ, (bản chất của việc người trưởng thành câm tiếng anh). Điểm này sẽ phân tích sâu hơn ở phần dưới.

 

  1. Ngôn ngữ của các nước khác nhau, thì cơ chế hình thành và vị trí của nó ở trong não là như nhau. (chú ý: sau khi các nhà khoa học chứng thực thì lại phát hiện ra rằng, khu ngôn ngữ của tiếng trung phù hợp với kết luận của thực nghiệm mà phần trên đã trình bày, nhưng vị trí của chữ hán trong não lại có chút đặt biệt, về sau chúng tôi sẽ thảo luận về việc phần này hiện này có tác dụng gì cho học sinh trung quốc học ngoại ngữ).

 

  1. Dù có tồn tại thời kỳ quan trọng, nhưng kết quả cuối cùng của việc thực hiện năng lực ngôn ngữ, thì người lớn và nhi đồng đáng ra là gần tương tự nhau, nhưng quá trình thực hiện lại chính là nguyên nhân chủ yếu tạo nên việc hiệu quả thấp. Phân tích và cải tiến quá trình thực hiện, tức là quá trình hình thành khu ngôn ngữ, sẽ quyết định việc nâng cao hiệu suất và rút ngắn thời gian hình thành.

 

Quá trình nhi đồng nắm được ngôn ngữ là khác với Quá trình người trưởng thành học ngôn ngữ:

 

Vấn đề này giới học thuật vẫn luôn có tranh luận. Vì không thể bổ não người ra để quan sát mà phần lớn chỉ có thể sử dụng chứng cứ gián tiếp, cho nên trường phái nào cũng không công nhận tính đúng đắn thực nhiệm của trường phái kia. Chính vì không nắm được tài liệu khoa học đã gây phiền toái cho mọi người, trước tiên phân tích một cách đơn giản về quá trình nhi đồng nắm ngôn ngữ và quá trình người trưởng thành học ngôn ngữ để xem rốt cuộc hai quá trình này có sự khác nhau gì, và làm thế nào để người trưởng thành có năng lực “nắm ngoại ngữ” của trẻ em.

 

Mọi người đều biết rằng não của chúng ta có hai bán cầu trái và phải, mỗi bán cầu phụ trách những chức năng khác nhau. Phần lớn mọi người, não trái phụ trách chức năng toán học, logic, tính toán, lý luận và ngôn ngữ. Não phải phụ trách hình tượng, màu sắc, âm điệu, giai điệu và tình cảm. Có người tổng kết đơn giản là não trái là não logic hoặc não lý trí, não phải là não hình tượng hoặc não tình cảm. (Các nhà khoa học Mỹ từng tiến hành so sánh thống kê vị trí chức năng của não trái và não phải theo nhóm người, phát hiện rằng trong những người thuận tay phải, 95% là tuần tự, 5% là trái phải đảo ngược. Còn trong những người thuận tay trái tất nhiên cũng là phần lớn phù hợp với quy luật này, lên đến 75%). Mà Neuron thần kinh tiếp xúc của não trẻ sơ sinh có lại nhiều gấp đôi người trưởng thành, hệ thống thần kinh phụ trách não trái phải của trẻ em cũng nhiều hơn người trưởng thành, cho nên trẻ em khi nắm ngôn ngữ, não trái và não phải được phối hợp sử dụng đồng thời. Mà đến khoảng 6 tuổi, có người nghiên cứu nói rằng nếu những mối liên kết thần kinh của não trái và phải không được bắt đầu sử dụng thì sẽ teo đi (không phải là gãy), đến 12 tuổi thì những Neuron này kết nối với nhau chỉ có một nửa so với lúc còn bé. Cho nên người sau khi trưởng thành, chức năng não trái và phải bắt đầu có biến đổi quan trọng, lợi thế trong việc học ngoại ngữ lại mất đi, vì người trưởng thành bắt đầu chú trọng việc ứng dụng não trái để “học tập” ngôn ngữ. Dù những chứng cứ khoa học trước mắt vẫn chưa đủ nhiều, nhưng phân tích này vẫn hợp lý. Thế là sự khác biệt về bản chất giữa người lớn và trẻ em trong việc nắm vững ngôn ngữ đã xuất hiện.

 

Trước tiên xem xét người trưởng thành làm thế nào học ngôn ngữ, điều này mọi người khá quen thuộc. Mọi người đã nghe nói về rất nhiều những phương pháp học tập, nhìn thấy rất nhiều tài liệu, chứng kiến một số ví dụ thành công của người trưởng thành học ngoại ngữ, nhưng phần lớn đều đang dùng một số phương pháp đồng nhất để học ngoại ngữ, đều là phương pháp “trí nhớ”. Mọi người cảm thấy chỗ này có chút kỳ lạ: có sai không? Học ngoại ngữ không phải là dựa vào trí nhớ sao? Học từ vựng, học câu, học bài văn. Ai trí nhớ tốt hoặc chăm chỉ nhớ kỹ thì người đó giỏi. Tôi trí nhớ không tốt. Nhưng nhớ thì sai sao? Chúng ta hãy cùng xem sai ở chỗ nào. Phần nhớ được sẽ lưu trữ ở khu vực não phụ trách lưu nhớ, điều được hình thành là trí nhớ đối với kiến thức của loại ngoại ngữ này. Quá trình nhớ phù hợp với quy luật nhớ, điều mọi người quen thuộc nhất là đường trí nhớ của chuyên gia tâm lý học người Đức Ebbinghaus, tức là nhớ – quên – lại nhớ lại. Có người nói muốn quên đi 7 lần mới có thể quên được, chỗ này tôi không muốn thảo luận quá nhiều về quy luật trí nhớ, mất rất nhiều công sức. Biến thể của ngôn ngữ là rất phức tạp, không thể chỉ nói trong vài vạn câu tiếng anh, nên phải nói là có vô số tổ hợp, phân tích của chuyên gia thì có hàng triệu loại tổ hợp hợp, đương nhiên bao gồm vài chục nghìn từ đơn và hàng vạn cụm từ mà người bình thường sử dụng.  (từ đơn tiếng anh bình thường đều có nhiều nghĩa, ví dụ take off, cần phải căn cứ theo một số điểm, cụm từ có thể có số lượng còn lớn hơn so với đơn từ) cho nên cần có kiến thức tương đối lớn mới có thể ứng phó chuẩn xác với nhiều biến thể như vậy. Cần đạt được lượng kiến thức tương đương, bình thường cần tối thiểu 9000 giờ nhớ. Đối với phần lớn những học sinh ít thời gian hoặc nghị lực kém thì là quá khó rồi. 9000 giờ có ý nghĩa gì? Nếu mỗi ngày học một giờ thì cần đến 30 năm, mỗi ngày 3 giờ thì cần 10 năm. Đương nhiên đúng là có những người dùng cách này để học ngoại ngữ, nhưng quả là không dễ, phần sau chúng ta sẽ phân tích một số ví dụ. Nhưng trước tiên tại đây tôi thấy cực kỳ phục những học sinh dựa vào học tập khắc khổ mà thành công!

 

Tổng kết, quá trình người trưởng thành học ngoại ngữ là: Nhớ — khu nhớ — kiến thức.

 

Những nhi đồng đó làm thế nào nắm vững ngoại ngữ? Tôi vừa nói rồi, chúng khi nắm vững ngôn ngữ, là phối hợp dùng não trái và não phải chặt trẽ với nhau, nói đúng hơn là, dùng não phải trợ giúp cho não trái thực hiện xây dựng khu ngôn ngữ. Mọi người còn nhớ não phải là não hình tượng chứ. Nhi đồng ở thời kỳ ban đầu khi nghe được bất cứ ngôn ngữ nào, thì ban đầu khẳng định là không hiểu. Nhưng vì chúng không có ngôn ngữ, vì thế giải thích tiếp cho chúng cũng vô dụng. Vậy làm thế nào? Không cần gấp, mọi người tự có biện pháp. Chúng thông qua việc quan sát (đương nhiên còn bao gồm thông qua sự trợ giúp của các cơ quan cảm giác khác cả việc xúc giác, khứu giác v.v., trẻ em mù chỉ thông qua sự trợ giúp của các cơ quan cảm giác) ngữ cảnh hình tượng mà mỗi câu xuất hiện (bình thường đầu tiên là từ đơn, nói nghiêm túc hơn là chỉ những ngữ âm của từ đơn) để đoán nghĩa đại khái của những câu này, cũng “sâu chuỗi” với những hình ảnh đó. Sau vài lần lặp lại thì đã hình thành “phản xạ có điều kiện” đối với ký hiệu âm thanh này, ở vị trí khu ngôn ngữ của não hình thành một kết cấu mạng lưới của thần kinh não rồi dần dần tạo nên khu ngôn ngữ của ngôn ngữ đó, cuối cùng thực hiện năng lực tư duy ký hiệu ngôn ngữ bằng loại ngôn ngữ này. Quá trình này thực hiện được rất dễ dàng, lại nhanh chóng, người trưởng thành không theo kịp, còn cảm thấy rất kinh ngạc.

 

Tổng kết lại, quá trình nắm ngôn ngữ của nhi đồng là: đoán – hình thành phản xạ có điều kiện – xây dựng khu ngôn ngữ — thực hiện tư duy ngôn ngữ.

Đọc thêm bài trước

 

Kết nối với chúng tôi:

Youtube: https://www.youtube.com/@Canberraenglishofficial

Website: https://canberraenglish.edu.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/Canberraenglishofficial/

Instagram: https://www.instagram.com/canberraenglish/

SoundCloud: https://soundcloud.com/canberra-560794259

Gmaps: https://maps.app.goo.gl/ygyr7pcQRCJZ7ah98

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!