Tấm gương “Anh” hùng học ngoại ngữ

tam guong anh hung hoc ngoai ngu

Có nhiều người đã từng nói, đích xác có người chính là dùng phương pháp khắc khổ ghi nhớ để học tiếng Anh. Điều này đương nhiên là sự thật, mọi người có thể đưa ra rất nhiều ví dụ. Hơn nữa, những học sinh thông qua phương pháp “học tập” khắc khổ việc tự mình nỗ lực nhớ này đã thu được thành công, khiến mọi người cực kỳ bội phục. Thành công học ngoại ngữ không những mang lại cho bản thân họ một năng lực mới, khiến cho sự tự tin càng lớn hơn, mà kinh nghiệm thành công này còn luôn mang tới cho cuộc đời họ động lực càng lớn hơn và sự thay đổi cuộc đời mà họ không nghĩ đến, thậm chí có người trong một đêm trở thành nhân vật mà già trẻ trai gái trong cả nước đều biết. Đây cũng là hiện tượng đặc trưng của Trung Quốc.

Nhưng đồng thời với sự kính phục của chúng ta, tôi phát hiện rằng sự thành công của họ là việc mà không phải đa số làm được, vì điều đó cần phải có sự chăm chỉ hơn người và sự rèn luyện cực kỳ khắc khổ. Ví như giáo viên Chung Đạo Long, người vẫn được nhắc đến như “hiện tượng thuyền ngược dòng”. Bản thân giáo viên Chung đã nghe hỏng 17 máy nghe nhạc và một số đài radio. Trong 3 năm nghe viết tiếng Anh mỗi ngày 20 tờ giấy A4, có thời gian mỗi ngày học tiếng Anh lên đến mười mấy giờ. Đêm 30 Tết, khi mọi người xem tivi ăn cơm tất niên đến 2 giờ đêm, giáo viên Chung nghe viết đến 2 giờ đêm. Câu chuyện “anh” hùng khác cũng tương tự như vậy. (Chữ “anh” ý chỉ “tiếng Anh” rất lợi hại, nhưng cũng có nghĩa là “anh hùng”).

Tôi rất thích một bài giảng của một giáo viên phương Đông tên là DW, anh ta nói với học sinh của anh ta như sau:
“Thực ra phương pháp học tập của tôi cũng không tệ, nhưng tôi không gọi đó là phương pháp DW là vì tôi nhớ từ vựng, nhớ câu, nhớ bài khóa, nghe radio, xem điện ảnh, hát bài hát tiếng Anh, không thể nói là tôi cụ thể học thế nào, cho nên không thể gọi là phương pháp DW. Tôi sau khi học xong 4 cấp tiếng Anh, lại học thêm 6000 giờ.”

Anh ấy cũng là một trong những anh hùng, nhưng phát ngôn rất khiêm nhường và phân tích rất khách quan như thế đã khiến người ta tôn trọng. (Tiếng Anh 4 cấp cần khoảng 3000 giờ, cộng thêm 6000 giờ là 9000 giờ, tôi cũng đồng ý tổng kết này của anh ta về thời gian học tập khắc khổ tiếng Anh cần thiết). Chính vì khó khăn như thế, anh ta mới đúng là anh hùng, nhưng trên diện rộng các học sinh thì làm thế nào? Kinh nghiệm học tập rất khó như vậy có khả năng áp dụng trên diện rộng không? Mà số lượng người thành công không đủ nhiều này, nếu trong các bạn lại có người bắt đầu dạy người khác học ngoại ngữ, tôi xin hỏi một câu:
Khi những học sinh này tràn đầy hy vọng vào bạn, trong các bạn có thoáng lên ý niệm:
“Tôi năm đó đều khắc khổ như vậy, các bạn hiện tại còn kém xa!”
Trong khi “cố chí cần cù học”, có tìm thấy thành phần cảm giác của tự ngã không?

Hiện tượng này khiến chúng ta suy nghĩ đến: Vì sao nước ngoài không có danh hiệu như vậy đối với những người học ngoại ngữ thành công? Không có loại phương pháp học ngoại ngữ nào đó? Vì sao ở đó ngành nghiên cứu ngoại ngữ có lịch sử mấy trăm năm, trình độ nghiên cứu hiện tại đã đến mức nghiên cứu thần kinh học não người, hơn nữa các chuyên gia nổi tiếng thế giới rất nhiều, nhưng lại thường nói “rất nhiều quá trình thực hiện cụ thể của việc thực hiện vẫn không rõ ràng”?

Mỗi kết quả thực nghiệm ngôn ngữ học thành công được công bố, vẫn công bố tường tận tiền đề và điều kiện thực nghiệm mà không hời hợt đưa ra phán đoán kết luận. Mọi người nếu thực sự có thể trầm tĩnh quan sát, “có chút” hiểu biết về những báo cáo “giải thích phổ cập khoa học” liên quan đến nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ngoài gần đây, dùng tư duy sắc bén của học sinh Trung Quốc, nhất định sẽ thu được kết luận rõ ràng mà sâu sắc hơn bất cứ dân tộc nào khác.

 

Đọc thêm bài trước

 

Kết nối với chúng tôi:

Youtube: https://www.youtube.com/@Canberraenglishofficial

Website: https://canberraenglish.edu.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/Canberraenglishofficial/

Instagram: https://www.instagram.com/canberraenglish/

SoundCloud: https://soundcloud.com/canberra-560794259

Gsite: https://sites.google.com/view/canberraenglishtv

Gmaps: https://maps.app.goo.gl/ygyr7pcQRCJZ7ah98

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!