Nguyên nhân chủ yếu nhất tạo thành câm tiếng anh

Câm tiếng anh

“Câm tiếng anh” là gì?

 

Người không có cơ bản về tiếng anh không tính là câm tiếng anh. Câm tiếng anh là từ dùng để chỉ người đã học tiếng anh mấy năm trở lên nhưng năng lực nghe nói rất thấp hoặc hoàn toàn không thể nghe nói. Đặc biệt điển hình là những học sinh đã học đến CET4 (4 cấp độ) và CET (6 cấp độ). Mọi người đã học tiếng anh 10 năm trở lên, mỗi tuần học khoảng 6 giờ, tổng cộng là 3000 giờ, có khả năng đọc hiểu nhất định, nhưng vẫn không thể giao tiếp ở mức tối thiểu. Nhưng cần phải thanh minh một chút, thực ra có “năng lực nghe nói ở mức nhất định” nhưng cũng không cao. Ví dụ lấy một quyển tiểu thuyết tiếng anh, mọi người sẽ phát hiện rằng không thể xem hết một chương, hơn nữa năng lực nghe nói còn kém năng lực đọc hiểu rất nhiều.

 

“Câm tiếng anh” được tạo nên như thế nào?

 

Mọi người đương nhiên là mỗi người sẽ có một đáp án. Ví dụ bình thường đều nói là do “giáo dục thi cử” gây nên. Tôi chỉ biết thi, cho nên nghe không hiểu, không biết nói. Điều này hiển nhiên là không nắm được quan hệ nhân quả. Có người nói: là lượng từ vựng ít, hoặc không biết ứng dụng từ vựng, cho nên cần học nhiều từ vựng; còn có ngữ pháp không tốt, kết cấu câu không luyện thuần thục, hơn nữa chinglish là ngữ pháp mà. Cho nên cần nghiên cứu, học nhiều kiến thức ngữ pháp; đương nhiên nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là không có cơ hội giao tiếp tiếng anh, nếu có hoàn cảnh tiếng anh và cơ hội giao tiếp thì tốt rồi, thế là đi nỗ lực tìm, rất nhiều người lên phố tìm người nước ngoài để nói chuyện. Những thứ này hoàn toàn là ngộ nhận trong ngoại ngữ. Đạo lý là thế nào?

 

Chúng ta hãy quan sát một lớp học tiếng anh. Giáo viên chuẩn bị nói một câu ngoại ngữ. Mọi người nghe kỹ càng, chuẩn bị cho tốt: “SIX FIVE SEVEN THREE SIX EIGHT NINE FOUR”.

 

Rồi hỏi mọi người nghe được những gì?

Học sinh: Nghe được 7 chữ số, có thể là số điện thoại.

Giáo viên: Nghe được những số nào?

Học sinh: “657…gì gì đó rồi 4.” Đây là đáp án của một học sinh bình thường.

 

Giáo viên: “Vì sao nghe không hiểu? Là vấn đề lượng từ chăng? Không phải. Là vấn đề ngữ pháp phải không? Cũng không phải. Vấn đề phát âm phải không? Cũng không phải. Vậy là vấn đề gì?”

 

Có học sinh trả lời: “Thầy nói nhanh quá”.

 

Giáo viên: “Tôi nói tốc độ bình thường mà? Người nước ngoài sẽ không dùng tốc độ này để nói số điện thoại cho người khác đâu? Sao có thể chậm hơn được? Đây là tốc độ bình thường, vậy sao các em nghe không hiểu?”

 

Tuy rằng có người trả lời là do không thông thạo.

 

Mười năm trước đã biết rồi, vẫn còn không thông thạo. Vậy rốt cuộc là chữ nào nghe không rõ?

 

Học sinh: “Đều rõ hết, nhưng sao lại cảm thấy phản xạ không kịp? Thầy ơi em phản xạ chậm”.

 

Giáo viên: “Đừng vội nói vậy, các em là người bình thường, phản xạ rất bình thường. Nhưng tôi hỏi lại này: em phản xạ chậm chỗ nào?”

 

Lúc này có người tỉnh ngộ: “em vừa rồi đang phản xạ dịch sang tiếng việt. Khi em vừa nghe tiếng anh, thì lúc đang ngồi đây trong não đã nhanh chóng dịch câu đó, vừa mới chuyển được một nửa thì thầy đã nói xong rồi.”

 

Khi tìm ra nguyên nhân. Mọi người hóa ra đều ngội đó lặng lẽ phiên dịch. Lúc vừa mới nghe, có học sinh còn lầm bầm dịch, có học sinh nhướng mày suy nghĩ. Nhưng không có ai dịch xong, nguyên nhân là sao?

 

Tốc độ nói bình thường của chúng ta là 120 đến 180 chữ một phút, tốc độ này không khác nhau nhiều trong tiếng việt và tiếng anh, một câu nói bình thường sẽ nói trong 2 giây là xong, sẽ nói từng câu nối tiếp từng câu. Một câu nói trong 2 giây là trong điều kiện khi biết tất cả các từ, và không có vấn đề gì với ngữ pháp và phát âm, nhưng nếu chúng ta mang tất cả tiếng anh đều dịch sang tiếng việt mới hiểu (chưa nói đến phân tích ngữ pháp), vậy thì sẽ cần bao nhiêu thời gian? Chí ít là 4-5 giây. Lúc này mọi người sẽ không nghe được câu thứ hai, câu thứ 3 thì sẽ nghe được một nửa. Không nghe được, nói gì đến việc nghe hiểu? Vậy là đã phát sinh chướng ngại. Câu ngắn (dưới 4 từ) còn phù hợp, ví dụ như HOW ARE YOU? WHERE ARE YOU FROM? Nói nhanh một chút cũng không vấn đề, câu lớn hơn 4 từ thì không được. Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm: nếu thứ nghe được khi nghe ngoại ngữ mà trong não phải tiến hành dịch thành tiếng mẹ đẻ, thì với tốc độ ngoại ngữ bình thường một người bình thường chỉ có thể dịch đến câu thứ 3 là không theo kịp rồi, người cá biệt thì có thể dịch đến câu thứ 4, gần như không có người dịch quá câu thứ 4. Cho nên rất nhiều học sinh chúng ta vẫn đang lặp đi lặp lại ở những câu tiếng anh đơn giản đó mà không nâng cao lên được. Thế thì tôi luyện thật thành thục, phiên dịch thật nhanh, có được không? Đáp án là: Vĩnh viễn không được!

 

Nhưng vì sao mọi người không phiên dịch trong não thì không được? Mọi người khi nghe tiếng anh, trên thực tế trong não không có bất cứ khái niệm gì, nhưng đều đã học những giải thích tiếng việt của chữ tiếng anh, nghĩ một chút nghĩa tiếng việt là sẽ hiểu. Cho nên đều ở trong nỗ lực “chuyển ngữ” mà làm không được.

 

Vậy có thể không nghĩ tiếng việt và nghe tiếng anh là trực tiếp hiểu luôn không? Đây là loại trạng thái gì? Đáp án rất đơn giản: Cần dùng tiếng anh để tư duy là được, nói thẳng ra là dùng tiếng anh để nghĩ. Khái niệm này 10 năm trước thì còn mới mẻ, hiện tại người biết đến nó càng ngày càng nhiều: “Tiền đề để giao tiếp lưu loát bất cứ ngôn ngữ nào là phải dùng loại ngôn ngữ đó để tư duy, nếu không làm được thế thì vĩnh viễn không thể giao tiếp bình thường”.

 

Đây là kết luận, không có tư duy tiếng anh, thì sẽ vĩnh viễn cũng không nghe hiểu được tốc độ nói tiếng anh bình thường, vĩnh viễn cũng không nghe được câu dài. Liên quan đến việc tư duy tiếng anh là tiền đề của việc giao tiếp tiếng anh bình thường, thì kết luận này đã khá rõ ràng và mọi người đã tiếp nhận, chứng cứ của việc này cũng khá nhiều, cho nên không cần bàn luận thêm.

 

Nhưng vì sao chúng ta học tiếng anh mười mấy năm mà không có tư duy tiếng anh? Mọi người nghĩ xem, nếu khi học mỗi từ đơn đều học giải thích tiếng việt của từ đó thì đó chính là vấn đề rồi. Ngoài ra còn có nguyên nhân là: mọi người có thể đều đã từng thử nói vài câu tiếng anh. Chúng ta nghĩ một chút về quá trình nói tiếng anh là thế nào?

 

Mọi người trước tiên là nghĩ một câu tiếng việt trước: Tôi muốn nói thế này. (Dừng! Mọi người nói tiếng việt đều không thể làm như vậy. Chúng ta khi nói tiếng việt, 1 câu thoại đều nói một nửa, trong đầu đều không thể đoán được nửa câu sau, nói tiếp mới biết được câu sau. Cho nên đến đây đã không đúng rồi), sau đó là đi tìm từ tiếng anh tương ứng với câu tiếng việt muốn nói. Bây giờ có thể nói được chưa? Vẫn chưa được, còn phải kết cấu sắp xếp câu, nghĩ ngữ pháp một chút nào! Dùng thời gì? Thì quá khứ, thì hoàn thành, thì hiện tại, thì tiếp diễn, thì tương lai? Số ít hay số nhiều? Có thêm s hay không? Là nam hay nữ? Đợi nghĩ đến đây, đã 20 giây rồi, người đối diện có lẽ đã đi rồi.

 

Thế là chúng ta phát hiện, thậm chí học sinh đã tốt nghiệp học viện ngoại ngữ, khi nói ngoại ngữ đều dùng một chiến thuật giống nhau: “không nghĩ ngữ pháp nữa. Đơn giản là tìm mấy từ đơn rồi liền nói ra luôn”. Thế là tiếng anh nói ra là tiếng anh việt. Lẽ nào họ không nắm chắc kiến thức ngữ pháp sao? Không phải. Là vì căn bản không kịp.

 

Phần lớn các thí nghiệm đã nói cho chúng ta biết rằng kiến thức ngữ pháp hoàn toàn không liên quan đến mức độ lưu loát thậm chí là tính chính xác trong giao tiếp. Thuộc làu sách ngữ pháp vẫn không thể giao tiếp, vẫn nói sai ngữ pháp. Nguyên nhân rất đơn giản, từ góc độ cơ chế tư duy mà nói thì khi con người nói, não sẽ đình chỉ tư duy về quy tắc ngữ pháp. Mỗi khi nghĩ về ngữ pháp, thì người ta không thể nói nữa. Nghĩ một chút về việc chúng ta nói tiếng việt sao lưu loát thế, có nghĩ đến ngữ pháp không? Dùng chủ ngữ này, vị ngữ kia, bổ ngữ đặt ở chỗ này … hoàn toàn không như thế! Vậy tiếng anh cũng như thế. Những kiến thức ngữ pháp không những không giúp hình thành tư duy mà ngược lại lại còn là sự cản trở.

 

Cho nên mọi người đã phát hiện ra, “phiên dịch” và “ngữ pháp”  không những không giúp bạn nâng cao năng lực giao tiếp, mà còn là trở ngại cho tư duy tiếng anh. Nhưng mọi người thấy rằng mấy chữ phiên dịch, ngữ pháp thì rất quen thuộc, nguyên nhân là chúng ta rất nhiều năm như vậy học ngữ pháp. Mọi người mười mấy năm, dù là lên lớp hay là tự học, phương pháp học ngoại ngữ mà chúng ta sử dụng này gọi là “ngữ pháp-phiên dịch”, trong tiếng anh gọi là “GRAMMAR – TRANSLATION METHOD”. Loại phương pháp này bắt nguồn ở Châu âu từ mấy trăm năm trước, là phương pháp học ngoại ngữ được xây dựng cho việc học hệ thống tiếng Hy lạp và La tinh, thông qua nghiên cứu kết cấu ngữ pháp của ngôn ngữ và phiên dịch từ đơn trong ngôn ngữ của mình để học ngôn ngữ. Ví dụ khi mọi người học câu:

THIS IS A BLACK CAT.

 

Trong cách học ngày sẽ phân tích ngữ pháp như sau

 

Chủ ngữ – Vị Ngữ – số từ – tân ngữ

 

Đại từ làm chủ ngữ + cụm động từ + bất định mạo từ + danh từ

 

Câu này dùng thì hiện tại đơn, là Câu trần thuật, dùng ngôi thứ ba số ít.

 

Về sau mới biết rằng, phương pháp học ngữ pháp này đã từng được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, kết quả đều giống nhau: Có thể nắm vững một số kiến thức ngoại ngữ nhất định, nhưng không biết giao tiếp, thời gian lâu mọi người đều mang những kiến thức học trước đó vứt đi. Biết được rằng các học sinh ở các quốc gia khác cũng bị tác hại như thế, thì cảm giác mới đỡ hơn chút.

 

Cho nên “ngữ pháp-phiên dịch” có một số vấn đề rất rõ ràng, rất nhiều quốc gia đã bỏ nó từ lâu. Nhưng vẫn còn một số quốc gia, chủ yếu là trung quốc và anh, là vẫn còn một người bảo thủ với “ngữ pháp-phiên dịch”. Tôi ở chương sau sẽ dựa trên các căn cứ khoa học để phân tích vấn đề sâu hơn của nó.

 

Còn về có người cho rằng vì tiếng anh của bản thân học trước đây đã lỗi thời, thì không bàn đến nữa. Tiếng anh học trên sách giáo khoa không lỗi thời, hơn nữa dù bất cứ ngôn ngữ nào, sự thay đổi trong mấy chục năm sẽ không khiến người ta nghe không hiểu, chỉ là có một số từ cá biệt nghe không hiểu thôi.

 

Kết nối với chúng tôi:

Youtube: https://www.youtube.com/@Canberraenglishofficial

Website: https://canberraenglish.edu.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/Canberraenglishofficial/

Instagram: https://www.instagram.com/canberraenglish/

SoundCloud: https://soundcloud.com/canberra-560794259

Gmaps: https://maps.app.goo.gl/ygyr7pcQRCJZ7ah98

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!