Làm thế nào để trẻ học tiếng anh?

Hiện nay theo xu hướng hội nhập quốc tế, việc nắm vững một ngoại ngữ là một công cụ, kỹ năng quan trọng để chúng ta giao tiếp với thế giới. Các phụ huynh đều mong muốn cho con em mình có một tương lai vững vàng, vì lẽ đó nhu cầu học tiếng anh vốn đã quan trọng lại càng thêm quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Vậy câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để con em chúng ta nắm vững và sử dụng được tiếng anh. Bài viết này sẽ đưa ra một góc nhìn, có thể là không mới đối với một số phụ huynh, nhưng tôi tin rằng nó sẽ rất có ích đối với một số phụ huynh khác.

Trước tiên muốn giải quyết câu hỏi làm thế nào để trẻ học tốt tiếng anh, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi, trẻ em học ngôn ngữ như thế nào?
Cách học của trẻ em rất khác cách người lớn học. Chúng ta hãy cùng xem cách trẻ em học tiếng mẹ đẻ. Mọi người luôn cho rằng chúng ta khi học tiếng mẹ đẻ mất rất nhiều thời gian, hàng ngày sống ở trong môi trường ngoại ngữ, thực ra không phải như thế. Chúng ta 2 đến 3 tuổi thì tiếng mẹ đẻ đã nói lưu loát rồi, mỗi ngày đều không tốn bao nhiêu thời gian. Các nhà ngôn ngữ học phát hiện, trẻ em từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu chú ý đến ký hiệu ngôn ngữ, trước đó thì chúng không biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ và các âm thanh khác. Trẻ em 6 tháng tuổi, một ngày có 24 tiếng thì chúng ngủ mười mấy tiếng, còn lại khoảng 8 tiếng, tỉnh dậy thì khóc đòi ăn, sau đó thì vệ sinh, tắm rửa, tự chơi vv… Chúng hoàn toàn không phải lúc cũng chú ý lắng nghe ngôn ngữ của người lớn. Qua thống kê phát hiện được rằng, thời gian trẻ em chú ý ngôn ngữ là mỗi ngày là từ 1-2 giờ mà thôi. Nhưng sau 2 năm thì hầu như chúng sẽ hiểu và bắt đầu giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Vậy làm thế nào trẻ con có thể nắm vững ngoại ngữ? Trẻ con khi nắm vững ngôn ngữ, là phố hợp dùng não trái và não phải chặt trẽ với nhau, nói đúng hơn là, dùng não phải trợ giúp cho não trái thực hiện xây dựng khu ngôn ngữ. Trẻ em ở thời kỳ ban đầu khi nghe được bất cứ ngôn ngữ nào, thì ban đầu khẳng định là không hiểu. Nhưng vì chúng không có ngôn ngữ, vì thế giải thích tiếp cho chúng cũng vô dụng. Chúng thông qua việc quan sát (đương nhiên còn bao gồm thông qua sự trợ giúp của các cơ quan cảm giác khác cả việc xúc giác, khứu giác v.v.). Ví dụ, trẻ em mù chỉ thông qua sự trợ giúp của các cơ quan cảm giác, ngữ cảnh hình tượng mà mỗi câu xuất hiện (bình thường đầu tiên là từ đơn sau đó là nối các từ đơn để đoán nghĩa đại khái của câu thông qua việc “xâu chuỗi” những hình ảnh đó. Sau vài lần lặp lại thì đã hình thành “phản xạ có điều kiện” đối với ký hiệu âm thanh này, ở vị trí khu ngôn ngữ của não hình thành một kết cấu mạng lưới của thần kinh não rồi dần dân tạo nên khu ngôn ngữ của ngôn ngữ đó, cuối cùng thực hiện việc năng lực tư duy ký hiệu ngôn ngữ bằng loại ngôn ngữ này. Quá trình này thực hiện được rất dễ dàng, nhanh chóng tới mức người trưởng thành không theo kịp, còn cảm thấy rất kinh ngạc.
Tóm lại, quá trình nắm ngôn ngữ của trẻ con là: đoán – hình thành phản xạ có điều kiện – xây dựng khu ngôn ngữ — thực hiện tư duy ngôn ngữ.
Vậy, làm thế nào để trẻ học tiếng anh?

Từ những phân tích nêu trên, việc trẻ học ngôn ngữ trong giai đoạn sớm (từ 0-6 tuổi) hoặc trước 12 tuổi có ưu thế rất lớn, trong gia đoạn này, phụ huynh chỉ cần kiên trì mỗi ngày đều học cùng con, giai đoạn này có thẻ sử dụng các phần mềm có hình ảnh để giúp con có thể nghe được những âm thanh chuẩn tiếng anh, đây là điều quan trọng nhất đối với trẻ trong giai đoạn này, từ đó tạo cho con phản xạ nghe, dần dần khi các con đã tích lũy đủ các nền tảng của ngôn ngữ rồi thì việc học tiếng anh cao hơn với các con vô cùng đơn giản. Lúc này, các con có thể xem các phim hoạt hình tiếng anh, để gia tăng vốn từ và khả năng nghe. Giai đoạn này thông thường sẽ khoảng từ 1 – 2 năm.

Tuy nhiên, trẻ em lại có môt đặc điểm tính cách đó là hiếu động, ham chơi, thích chơi hơn là thích học, nếu cho trẻ lựa chọn giữa việc chơi và việc học đa phần trẻ sẽ lựa chọn chơi hơn là học. Vì vậy, lúc này cần có vai trò của phụ huynh. Giai đoạn này cần phụ huynh kiên trì học cùng trẻ, tạo ra môi trường khuyến khích trẻ học. Đa phần các phụ huynh chúng ta không thể kiên trì được qua giai đoạn này, có thể là phụ huynh chúng ta bận, cũng có thể là các con không thích, vì vậy ở giai đoạn này sự đồng hành của phụ huynh về mặt kiên trì động viên với các con là rất quan trọng. Giai đoạn này phụ huynh không biết tiếng anh cũng không sao, do đã có sự hỗ trợ của phần mềm phát âm chuẩn rồi.

Ở giai đoạn sau, khi con đã hiểu biết hơn về tiếng anh, lúc này con đã biết nghe và có thể nói lại một số câu đơn gian theo ngữ cảnh mà con học được. Ở giai đoạn này phụ huynh biết tiếng anh có thể cùng tương tác với con, nói tiếng Anh với con tại nhà mỗi ngày.

Nếu nền tảng ở giai đoạn này đã được xây vững rồi, đối với các giai đoạn sau khi có sự tham gia của các thầy cô giáo sẽ trở nên rất đơn giản và dễ dàng cho các con học tiếng anh. Làm tốt nền tảng ở giai đoạn này, sẽ khiến tiếng anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung trở thành niềm vui của các con.