https://youtu.be/bgMH-ZIvZrM
Quay trở lại so sánh việc người trưởng thành học ngôn ngữ và nhi đồng nắm ngôn ngữ, nghe đến giống như bị nhiễu loạn:
Trước tiên nói đến vì có sự tồn tại của thời kỳ quan trọng, sự khác nhau khác quan trong kết cấu sinh lý não của nhi đồng và người trưởng thành khiến cho nhi đồng trở thành thiên tài trong quá trình nắm ngôn ngữ, từ đó có năng lực ngôn ngữ mạnh hơn người lớn;
nhưng về sau lại nói là quá trình và phương thức nắm ngôn ngữ của trẻ em khác với người lớn, cho nên mới là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về thời gian và hiệu suất nắm vững ngôn ngữ của hai đối tượng này, cho nên mới tốn thời gian quay lại tìm hiểu phương pháp của người trưởng thành tốn công tốn sức và có chỗ sai lầm như thế nào.
Vậy rốt cuộc là do bẩm sinh hay quá trình rèn luyện sau này quyết định? Cái gì chi phối cái gì? Phương án Giải quyết rốt cuộc là như thế nào?
Đầu tiên là, xác thực là đặc điểm kết cấu sinh lý trong thời kỳ quan trọng khiến Phương thức nắm vững ngôn ngữ của nhi đồng dưới điều kiện môi trường ngôn ngữ tự nhiên là tự nhiên nhất, là dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất mà lại có hiệu quả cao nhất. Cho nên cần phải nắm vững một hoặc vài ngôn ngữ, lý tưởng nhất là trước thời kỳ quan trọng hoặc thông thường là trước 12 tuổi.
Người trưởng thành đã quen với “học tập” ngoại ngữ, hơn nữa là theo cách nhớ và phiên dịch, cho nên hiệu suất thấp, thời gian dài, hiệu quả thấp. Nhưng từ lý luận mà xét, nếu có biện pháp khiến người trưởng thành dựa vào quá trình nắm tiếng mẹ đẻ để nắm vững ngoại ngữ, dù có sự khác biệt về sinh lý nhất định, thì cũng có hiệu quả đúng không?
Vì năng lực phản xạ có điều kiện người trưởng thành vẫn chưa mất đi, trong não có nhiều chỗ trống, năng lực lý giải mạnh hơn nhi đồng, kinh nghiệm sống, tri thức thậm chí là trí nhớ đều có thể trợ giúp gia tăng tốc độ học ngoại ngữ, lại thêm vào phương pháp rèn luyện ngữ âm khoa học, nên sẽ không khác nhau lớn đến thế chứ?
Giả thiết này được tạo ra, cho nên khá quan trọng chính là ở chỗ người trưởng thành không biết tự động dùng quá trình thực hiện tiếng mẹ đẻ trước kia để nắm vững ngoại ngữ, luôn không có những “biện pháp và điều kiện cần thiết” khiến họ dùng biện pháp tự nhiên để nắm vững ngôn ngữ, hoặc có điều kiện nhưng “khống chế không chắc” mà vẫn sử dụng biện pháp “học tập” theo thói quen và rơi vào các biện pháp sai lầm.
Cho nên phương pháp giải quyết chính là từ những “biện pháp và điều kiện cần thiết” cho đến “cưỡng ép” họ tránh những quấy nhiễu của các loại phương pháp sai lầm (dù là có chút không phải là môi trường ngôn ngữ tự nhiên).
Điều này chính là phương hướng mà hơn chục năm gần đây các chuyên gia ngôn ngữ học và nhà giáo dục ngôn ngữ ở ngước ngoài vẫn luôn theo đuổi. Có vô số học giả ưu tú vì điều đó mà dành cả cuộc đời nghiên cứu, nhưng nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ, Anh, Canada, đã bỏ ra hàng tỷ dollar nghiên cứu. Những năm gần đây chỉ riêng nước Mỹ mỗi năm đã đến hàng trăm triệu dollar Mỹ, vẫn không biết là phải bỏ thêm bao nhiêu tiền để nghiên cứu về phương diện thần kinh não.
Con người luôn tiến hành tìm tòi không ngừng như thế đối với nghiên cứu khoa học ngôn ngữ, nếu chúng ta không hiểu thậm chí là không muốn hiểu, quả là không còn gì để nói, đồng thời cũng tức là không thể nào khiến những người học tập chúng ta có được nhận thức đúng đắn chính xác với ngôn ngữ.
Ở đây cần nói thêm một chút liên quan đến vấn đề nhi đồng nắm vững ngoại ngữ sau thời kỳ quan trọng mà không có môi trường ngôn ngữ tự nhiên. Ví dụ nhi đồng trung quốc. Các phụ huynh, các bạn đừng cảm thấy các bạn vẫn luôn cho con em của mình từ nhỏ đã bắt đầu học ngoại hay là đưa chúng đến các lớp học thêm ngoại ngữ là hành động sáng suốt, thực ra rất nhiều thứ trung gian đều là gây ra cản trở.
Vì nếu là “học tập” ngoại ngữ, vậy thì trí nhớ học tập và năng lực lý giải của người lớn vượt xa nhi đồng, thế sao không đợi đến lúc lớn rồi mới học. Hơn nữa nếu trẻ em “học tập” ngoại ngữ cũng sẽ rất khó xây dựng tư duy ngoại ngữ. Vấn đề của các bạn nhỏ, ở phần sau chúng ta sẽ tập trung thảo luận, chúng ta trước tiến tập trung giải quyết vấn đề của người lớn đã.
Kết nối với chúng tôi:
Youtube: https://www.youtube.com/@Canberraenglishofficial
Website: https://canberraenglish.edu.vn/