Phản xạ có điều kiện ngôn ngữ

phan xa co dieu kien ngon ngu

 

Nói ngôn ngữ là một loại “phản xạ có điều kiện” (Conditional reflex) thì thực sự sẽ không có mấy ai phản đối.

Phản xạ có điều kiện ngôn ngữ là gì

Mọi người trong quá trình học tập đã học kiến thức này, hiện tượng ngôn ngữ là “Phản xạ có điều kiện thứ hai”, cho nên bản thân ngôn ngữ cũng được gọi là “hệ thống tín hiệu thứ hai”, sử dụng công cụ và phản xạ có điều kiện là năng lực chỉ có ở con người. Động vật chỉ có “phản xạ có điều kiện thứ nhất”.

Những học sinh khi thi môn chính trị ở đại học cao đẳng nếu cảm thấy đã quên một số thứ thì nhất định lúc đi thi sẽ nhớ ra, thi xong lại quên luôn, hoàn toàn quên luôn dụng ý của đảng bắt bạn học môn chính trị.

Nhưng cũng có học sinh nhớ được. Đương nhiên các nhà khoa học phát hiện thông qua rèn luyện phản xạ có điều kiện ngôn ngữ, thì tinh tinh đen có thể nghe hiểu một lượng lớn từ đơn (có thể từ vài trăm đến 1000 từ tiếng anh) chỉ là nó sẽ không biết nói, vì không có hệ thông phát âm phức tạp như con người, nhưng có thể dụng ngôn ngữ tay để trả lời. Họ còn phát hiện tinh tinh đen biết chế tạo và sử dụng công cụ đơn giản. Về sau sẽ có ít những thứ mà chỉ có con người mới có, nếu không đến một lúc nào đó tinh tinh đen biết tạo ra lửa sưởi ấm, việc này sẽ thực sự có chỗ khó nói.

Nhưng mọi người khi học ngoại ngữ, luôn không coi trọng việc ngôn ngữ là một loại phản xạ có điều kiện. Thông qua điều tra đã phát hiện, mọi người cuối là cùng phản xạ có điều kiện với cái gì, điều này vẫn khó nói rõ được, nó vẫn luôn bị lẫn lộn với trí nhớ. Chúng ta đầu tiên ôn lại một chút:

Thực nghiệm về phản xạ có điều kiện của Ivan Pavlov

Ivan Pavlov nhà sinh lý học người nga, người đã đoạt giải nobel, đầu thế kỷ trước đã đặt nền móng cho lý thuyết phản xạ có điều kiện kinh điển. Phương pháp thực nghiệm của ông là đem đồ ăn đến trước mặt con chó, để đo lượng nước dãi chảy ra.

Đây gọi là phản xạ vô điều kiện, không phải có điều kiện. Nhưng nếu trong khi mang thức ăn mà lặp đi lặp lại một tín hiệu kích thích vốn không kích thích chó chảy nước dãi, ví dụ như tiếng chuông, qua một giai đoạn lặp đi lặp lại kích thích đó, chó sẽ dần dần trong điều kiện khi không có thức ăn mà chỉ có tiếng chuông thì vẫn chảy nước dãi.

Một nguyên nhân là sự kết hợp kích thích trung tính với một kích thích phản ứng vốn có dẫn đến, mà khiến chó học được cách phản ứng với kích thích trung tính đó, điều này chính là nội dung cơ bản của lý thuyết phản xạ có điều kiện kinh điển, gọi là hệ thông tín hiệu thứ nhất.

Một loại khác là tín hiệu trừu tượng, tức là ngôn ngữ, chữ viết, đây được gọi là hệ thống tín hiệu thứ hai. Hệ thống tín hiệu thứ nhất chính là hệ thống chức năng ở vỏ não phát sinh phản ứng với hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ, chữ viết), nó đơn thuần là sự kích thích của hệ thống tín hiệu thứ nhất chuyển thành tín hiệu mang tính trừu tượng của từ ngữ. Hệ thống tín hiệu thứ hai được hình thành và tạo ra trên cơ sở của hệ thống tín hiệu thứ nhất, sau đó lại ảnh hưởng và chi phối ngược lại hệ thống tín hiệu thứ nhất.

Xem đến đây tôi sẽ nêu ra một thực nghiệm đơn giản mà người Trung Quốc đã làm từ hơn một nghìn năm trước, rất khoa học, mọi người nhớ đến thành ngữ “VỌNG MAI CHỈ KHÁT” không? Xuất phát từ tích cổ: quân lính của Tào Tháo đang hành quân rất khát. Thấy vậy Tào Tháo liền bảo rằng, họ sắp sửa hành quân qua rừng mơ. Nghe vậy, ai nấy đều ứa nước miếng và cảm thấy đỡ khát hẳn.

Chúng ta phân tích một chút nguyên lý của thực nghiệm phản xạ có điều kiện trên con người này là thế nào: Một người bình thường trước đó đã từng ăn quả mơ, mơ chua có thể làm chảy nước miếng, khi ăn sẽ có rất nhiều nước miếng chảy ra, cho nên nhìn thấy quả mơ sẽ chảy nước miếng, đây là phản xạ có điều kiện thứ nhất. Khi nhắc tới hai chữ mơ chua sẽ tạo thành mối liên hệ với đồ ăn mơ chua, chữ viết và âm thanh “mơ chua” mang tính trừu tượng sẽ dẫn đến liên tưởng tự nhiên với hình ảnh mơ chua, đồng thời dẫn đến phản ứng chảy nước miếng.

Đoạn này rất xin lỗi đã làm mọi người chảy nước miếng.

Sau này có học giả cho rằng ngôn ngữ được quy về hoàn toàn là “phản xạ có điều kiện” tôi thấy điều đó quá phiến diện, đưa những ủng hộ “phản xạ có điều kiện” quy thành “nhà khoa học hành vi”. Thực ra ngôn ngữ và tư duy xác thực là rất phức tạp, bằng các nghiên cứu kế thừa và phản xạ có điều kiện cũng không đủ, nhưng nước miếng chảy ra đã thừa nhận nó là phản xạ có điều kiện, hoàn toàn không gây trở ngại cho các nghiên cứu khác.

Những người ủng hộ về phản xạ có điều kiện ngôn ngữ

Thực ra tư duy ngôn ngữ là một vấn đề phức tạp, nhưng không phải là tư duy hình tượng đơn thuần, chủ yếu vẫn là dùng ngôn ngữ là chủ thể, nói chuẩn xác hơn là “âm thanh” ngôn ngữ là chủ thể.

Ví dụ mọi người nghĩ: “bên ngoài đang mưa” thực tế là những âm thanh truyền đến não, mà không phải là hình tượng. Đương nhiên năng lực suy nghĩ âm thanh này lúc ban đầu được xây dựng lên là dựa trên hình ảnh rất rõ ràng thậm chí lặp lại nhiều lần để trợ giúp thực hiện. Đến sau này, những thứ trừu tượng và thứ mang tính khái niệm càng ngày càng nhiều, đó là trên nền những tảng từ tưởng tượng này đã tiến thêm một bước nữa, lại không phải là đơn giản dùng hình tượng là có thể giải thích rõ.

Những điều có ý nghĩa là, dù là tư duy dùng ngôn ngữ để chuyển thể, khi tư duy và ngôn ngữ giao thoa, hình ảnh xác thực sẽ tham gia vào, chỉ là không rõ ràng như mọi người tưởng tượng. Những hình ảnh này được gọi là “MIF” (mental image flash), ta hãy gọi nó là “tư duy thoáng hiện” hoặc là gọi nó là “MIF”.

“MIF” là gì?

Vẫn lấy câu “ngoài trời mưa rơi”, khi bạn nghe câu này trong não lập tức thoáng hiện hình ảnh mưa rơi, hình ảnh này xuất hiện trong thời gian ngắn khiến bạn vẫn không thể biết đó là mưa lớn hay mưa nhỏ.

Nếu bạn chưa từng nhìn thấy hình ảnh mưa (thậm chí cả trên tivi), vậy trong não bạn nhất định không xuất hiện “MIF” này. Ví dụ tôi nói “ngoài trời mưa bồm bộp” vì bạn chưa từng thấy “bồm bộp” là thế nào, nên hình ảnh trong não vừa mới dừng ở “ngoài trời” là dừng, cho nên không có hình ảnh.

Tư duy của chúng ta mỗi ngày, hành vi phần nhiều bị hình ảnh liên quan với những âm đó chi phối thậm chí khống chế, tốc độ của chúng quá nhanh, có lúc nhanh đến độ chúng ta gần như không ý thức được sự tồn tại của nó. Trước khi nói một câu, chúng ta dùng “MIF” để khởi động câu nói này, không có “MIF” này chúng ta đều không biết làm thế nào khởi đầu câu chuyện.

 

Khi bạn nghe thấy một câu, nó lại kích thích một cái “MIF” trong não bạn, không có “MIF” này, bạn hoàn toàn nghe không hiểu. Mà “MIF” này chính là từ trong cuộc sống của bạn đưa đến cho bạn. Những hình ảnh “MIF” liên tiếp với âm thanh của nó này chính là điểm quan trọng để hình thành ngôn ngữ, vừa hay phù hợp với phản xạ có điều kiện ngôn ngữ mà chúng ta vừa nói.

Phân tích về phản xạ có điều kiện ngôn ngữ

Liên quan đến việc so sánh quá trình nhi đồng nắm bắt ngôn ngữ và người trưởng thành học ngôn ngữ, cần phải có thêm ví dụ để thuyết minh. Đây là hai con đường hoàn toàn khác nhau, chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự khác nhau trong năng lực học ngoại ngữ.

Chúng ta đầu tiên xem xét quá trình nắm ngoại ngữ của nhi đồng: Đoán – hình thành phản xạ có điều kiện – xây dựng khu ngôn ngữ – thực hiện tư duy ngôn ngữ. Chúng ta nhớ lại: ngôn ngữ là tư duy, mọi người đã đồng ý điều này.

Giới học thuật có 3 cách nói:

  1. Thuyết ngôn ngữ quyết định, cho rằng ngôn ngữ quyết định tư duy.
  2. Thuyết tư duy quyết định, cho rằng tư duy dẫn động ngôn ngữ.
  3. Cho rằng hai thứ này có sự liên quan.

Thực ra 3 cái này không cần thiết phải tranh luận, đều cho rằng ngôn ngữ và tư duy có sự liên kết chặt chẽ.

Khu ngôn ngữ của não đó là gì?

Vấn đề này thế kỷ trước đã giải quyết được rồi. Năm 1861, bác sỹ Paul Broca người Pháp đã tìm thấy vị trí chuẩn xác của khu ngôn ngữ, thế là khu ngôn ngữ này bị gọi là khu Broca. Mười mấy năm sau, bác sỹ Werniche người Đức lại phát hiện ra một khu vực khác của não phụ trách ngôn ngữ, khu này sau đó đã được đặt tên theo tên của ông là khu Werniche.

Trong não có hai khu chủ yếu nhất phụ trách về ngôn ngữ, và chúng đều không phụ trách trí nhớ. Trẻ sơ sinh, não của chúng như tờ giấy trắng, tùy theo việc bắt đầu tiếp nhận kích thích như “màu sắc, âm thanh, hương vị, mùi vị, tiếp xúc”, mà thần kinh não bắt đầu làm việc. Những thần kinh này chủ yếu tập trung trong vỏ não, tức là bộ phận chất xám, còn chất trắng ở dưới chất xám, tức là những sợi dây thần kinh dài của thần kinh não. Những sợi này được bao bọc bởi những thứ màu xanh, phân phát truyền xung điện đến các nơi.

Sự hình thành của khu ngôn ngữ là thông qua những sợi dây thần kinh này được hình thành trên quy luật làm nền nhất định.

Trước mắt, cơ chế thần kinh não này được hình thành cụ thể thế nào, khoa học vẫn chưa nắm rõ hoàn toàn. Chúng ta chỉ có thể từ hiện tượng bên ngoài và biểu hiện tổn thương của não mà quan sát, ở đây không nói quá chi tiết. Từ bên ngoài mà nhìn, thì hình thành phản xạ có điều kiện.

Quá trình người trưởng thành học ngôn ngữ

Có phải là: học – nhớ – khu nhớ – kiến thức này không? Chúng ta đã biết rằng ngôn ngữ không phải là tri thức (tuy nó có một số thành phần tri thức, nhưng không phải là bản chất của năng lực ngôn ngữ), vậy ngôn ngữ không phải là ở khu nhớ sao?

Học sinh học y học và tâm lý học biết khá rõ ràng là không phải. Coi như chúng ta không có kiến thức chuyên môn, nhưng có thể quan sát được như thế này: Có người trí nhớ bị tổn thương, không nhớ được gì hết, nhưng chức năng nói không có vấn đề gì. Anh ta vì sao không bị quên mất ngôn ngữ và bị câm?

Nguyên do là vì ngôn ngữ không phải là ký ức.

Mọi người có nhớ bộ phim “Tôi là ai” do Thành Long diễn hoặc phim “Thân phận của Jason Bourne” của Matt Damon diễn không? Hai nhân vật này đều không nhớ nổi tên của mình, nhưng khả năng nói, thậm chí các loại ngoại ngữ, đều không bị mất.

Ngôn ngữ hoàn toàn không phải ký ức, chưa nói tới việc “sẽ quên” ý nghĩa chân chính. Điều này cũng tức là ngôn ngữ không nên dựa vào trí nhớ hoặc học thuộc lòng.

Phương thức nhớ chính là biện pháp chủ yếu mà người trưởng thành dựa vào để học tập. Có người giận lên mà quên mất cũng không phải việc lạ gì.

 

Đọc thêm bài trước

 

Kết nối với chúng tôi:

Youtube: https://www.youtube.com/@Canberraenglishofficial

Website: https://canberraenglish.edu.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/Canberraenglishofficial/

Instagram: https://www.instagram.com/canberraenglish/

SoundCloud: https://soundcloud.com/canberra-560794259

Gsite: https://sites.google.com/view/canberraenglishtv

Gmaps: https://maps.app.goo.gl/ygyr7pcQRCJZ7ah98

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!