Vấn đề môi trường tiếng anh

moi truong tieng anh, moi truong ngoai ngu, nguoi lon hoc tieng anh

Video youtube: Vấn đề môi trường tiếng anh

 

Vậy có hoàn cảnh tiếng anh tốt không phải là tốt rồi sao? Ví dụ ra nước ngoài. Đáp án là: hoàn toàn sai. Vấn đề này cũng là một ngộ nhận rất sâu, đây là vấn đề có hại lớn nhất.

Phân tích về vấn đề môi trường tiếng anh

 

Hiện tại, Du học sinh ra nước ngoài và người đi định cư rất nhiều. Mọi người trước khi ra nước ngoài, tiếng anh phần lớn là không tốt, nhưng lại nghĩ: ra ngước ngoài ở hoàn cảnh môi trường tiếng anh tự nhiên sẽ biết, ngày nào cũng nghe, hơn nữa bị buộc phải nói tiếng anh, thì chỉ mấy tháng sẽ nói lưu loát. Đương nhiên, nghe nói một số người khả năng ngôn ngữ không tốt, nhưng họ cứ mãi sống trong khu người nói tiếng mẹ đẻ.

 

Ví dụ, hoa kiều ở phu phố tàu cả đời cũng không biết nói tiếng anh; có người nói tôi không sống ở khu phố tàu, tìm người nước ngoài thuê nhà, có cơ hội sẽ luyện nói tiếng anh với họ. Nhưng sau khi ra nước ngoài, thì phát hiện rằng quả thật là đều không sống ở khu phố tàu, vì ở đó nói tiếng quảng đông, nghe càng không hiểu, nên nói chuyện với người trung quốc ở khu phố tàu bằng tiếng anh. Dù là thông thường mọi người trước tiên sẽ dùng tiếng quảng đông nói chuyện với bạn, khi phát hiện không tác dụng thì bắt đầu cố gắng giao tiếp bằng tiếng anh, nhưng Mục đích duy nhất để đi đến đó là đi mua rau, thì giao đối phó là được rồi, không cảm thấy ngượng ngùng lắm, mọi người đều rõ cả, đều là người hoa ca, không cần phải nói tiếng nước ngoài. Ở nước ngoài một thời gian, sẽ có người học nói tiếng quảng đông, bao gồm tôi trong đó. (nhưng mọi người không nên hiểu lầm, người ở Trung quốc, trong môi trường nói tiếng quảng đông có thể học rất nhanh, điều này lại hoàn toàn khác với nguyên lý học tiếng anh, thực tế tiếng Quảng Đông không phải là học ngoại ngữ. Ngôn ngữ này có sự gần gũi lớn, hơn nữa tư duy ngôn ngữ là giống nhau, chỉ mấy tháng là biết. Người biết tiếng Tây ban nha học tiếng Ý sẽ rất nhanh, cũng vì hai ngôn ngữ rất gần nhau. Không cần học, người hai nước này cũng có thể dùng tiếng của mình để giao tiếp. Ví dụ về Mark mất 3 tháng học ngoại ngữ được đề cập đến sau này cũng là trong tình trạng tương tự)

 

Thông thường nếu ở trong môi trường tiếng anh là ở nhà của người nước ngoài, thì cũng đi làm, cũng lên lớp bổ túc tiếng anh, cũng xem báo ti vi tiếng anh. Nhưng qua mấy tháng, thậm chí là vài năm, thì phát hiện sao tiếng anh của mình vẫn kém vậy, nghe không hiểu, nói không tốt, chỉ biết một số ngôn ngữ đơn giản thường dùng trong cuộc sống, chưa nói đến một số câu nghe khó hơn. Đương nhiên, khi ra nước ngoài, từ tình trạng không dám mở miệng đến mở miệng nói thì đã là vượt qua được giai đoạn này. Ra nước ngoài hai tuần đều dám nói rồi, vì bị buộc phái nói. Một khi đã dám nói rồi, cũng không sẽ không có e ngại tâm lý nữa. Nhưng nói mấy năm rồi, sao lật đi lật lại chỉ có mấy câu ấy? Là do môi trường tiếng anh có vấn đề sao?

 

Soundloud: Vấn đề môi trường tiếng anh

Ví dụ về môi trường tiếng anh

 

Mọi người nếu lên internet tìm hiểu về “10 bí mật lớn khi ra nước ngoài mới biết”, thì sẽ thấy rằng, điều đầu tiên chính là “phát hiện ra rằng mình ‘hoàn toàn không phải ở trong môi trường tiếng anh mới có thể học tiếng anh một cách tự nhiên’”.

 

Tôi sẽ giúp mọi người phân tích một chút, rất dễ hiểu thôi. Ví dụ có học sinh ở nhà người nước ngoài, trong lòng rất vui sướng cho rằng có thể thông qua giao tiếp để học tiếng anh. Sáng dậy hỏi người chủ nhà:

 

Hỏi:Hi, good morning! (Luyện câu này có ích không?Biết ngay thôi, cũng không cần ở luyện ở nước ngoài mà!)

 

Chủ nhà:Morning! Nice weather ah? Any plan for the weekend? (A, nghe hiểu hiết, quả là giỏi mà)

 

Hỏi:Stay in home. (Muốn nói chút gì đó,nhất thời chưa nghĩ ra,câu này trả lời còn được。Hoặc có chút bệnh? Vừa hay mọi người nghe hiểu rồi thi gật đầu, cũng nói thêm gì nữa)

 

Chủ nhà:OK. Did you know last night there was a racoon got trapped in the dumpster? I heard the noise and called the cops, then they came and called the vets. A vet shot a tranquilizer dart from the tree at the its butt, ah bang, bulls-eye! Hell of a shot. Still, took them another hour to rescue tha’ poor bastard…

 

Đến đây tròn mắt rồi. Khi người người này nghe được là  ..last night …tra…dumpter? Heard noice ….shut ….lazer, còn nữa … sao lại “không ở nhà” không thể nào, người nước ngoài nhất định không hiểu ngôn ngữ của mình, sao lại có thể là từ đồng âm với “không ở nhà” trong ngôn ngữ của mình được. Tiếp theo là an hour….pour…butter? Không hiểu, thế là xấu hổ nhỏ giọng nói see you later.

 

Về đến phòng. Nghĩ một chút, nếu nghe nghe mấy lần nữa thì có thể hiểu không? Liền nghe nhiều lần, nghe hiểu những chỗ nối âm rồi, there was, heard the noise, called.. Took….. Nhưng có những chỗ rất khó, ví dụ racoon, trapped, dumpster, vets, tranquilizer, bulls-eye, cho nên vẫn không hiểu. Nghe rất nhiều lần rồi, ví dụ nghe hàng trăm lần tranquilizer, tranquilizer, trann-qui-li-zerr! Có thể hiểu không? Mọi người biết rằng nhất định là không được. Cho nên hoàn toàn không thể cứ nghe nhiều mà hiểu nhiều.

 

Đưa ra ví dụ vừa rồi là mọi người hiểu. Bạn không phải muốn môi trường ngoại ngữ sao? Rất tốt, tôi cho bạn một ví dụ. Tôi tìm mấy người Ả Rập ở văn phòng giao tiếp, bạn một ngày đều đến, một ngày 8 tiếng nghe họ nói chuyện, 3 tháng sau xem bạn sẽ thế nào, bạn hiểu được mấy câu tiếng Ả Rập? Rất nhiều người lúc này hiểu ra: “1 câu cũng không hiểu” . Vì điều bạn nghe là những tiếng nước ngoài, đó là những âm thanh mà các nhà ngôn ngữ gọi là “âm thanh vô hiệu”. Vì không hiểu, nên nó cũng không có khác biệt gì lắm với những tạp âm mà ta nghe được. Cho nên hoàn toàn không phải là nghe nhiều mà hiểu, nghe hiểu là phải có điều kiện. Phần sau tôi sẽ nói rõ những điều kiện đó là gì, mọi người không cần vội.

 

Quay trở lại với ví dụ tôi nêu ở trên. Nếu người chủ nhà rất nhẫn nại, giải thích cho chúng ta một chút là được rồi. Tốt, vậy chúng ta thử xem anh ta giải thích hai khái niệm vets và tranquilizer như thế nào. Đừng quên là anh ta chỉ có thể nói tiếng anh, đương nhiên khi anh ta phát hiện ra khó giải thích cho bạn, anh ta sẽ thử các phương pháp giải thích từ khó đến dễ. “Vet, vet, a veterinarian, you know, a doctor who practices veterinary medicine, ehh, an animal doctor!” Nghe đến đây, người nghe sẽ càng ngây người, sao-sao-cái gì, bác sỹ gì? Nghe giống động vật? Anh ta rất dữ sao? Tiếp đó lại càng ù ù cạc cạc: “Tranquilizer, ehh, a drug that can knock an animal over. You know, you put this drug in a cartridge inside a dart, then you fire it from a gun and knock the target over, ehh, to pass out. Dart, a dart, small arrow….Oh for gods sake, forget it. You take care of yourself, buddy.”

 

Có phải cứ ở trong môi trường tiếng anh nhiều thì càng nghe càng hiểu

 

Kết thúc nói chuyện. Đầu tiên dù là giao tiếp có vui vẻ hay không, mọi người phân tích kỹ một chút, thì cuộc đối thoại vừa rồi có tác dụng gì cho việc đề cao năng lực tiếng anh không? Có thể nói gần như là không. Trừ phi giao tiếp với “người thật”, nói mấy câu hỏi thăm như ở phần đầu, nghe hiểu mấy từ đơn, nhưng không biết mọi người rốt cuộc đang nói gì, hơn nữa khi không có bất cứ từ đơn nào hoặc thứ gì khác thì sẽ từ “không hiểu” ban đầu đến nghe qua về sau sẽ trở thành đại khái ít nhiều “hiểu” rồi. Vừa rồi tôi vừa nói đến việc điều chúng ta không hiểu là “âm thanh vô hiệu”, thuần túy là nghe không lọt vào tai, nó giống với khi nghe radio tiếng Ả Rập, sẽ vĩnh viễn không thể hiểu. Lúc này bạn học của chúng ta đã hiểu một việc: Hóa ra dùng tiếng anh giải thích tiếng anh là không thực tế. Thực ra mọi người sớm đã biết đạo lý này nên không cần ra nước ngoài để chứng minh. Mọi người tìm một cuốn từ điển anh – anh xem thử là biết! Có người nói dùng tiếng anh để giải thích tiếng anh càng chuẩn xác, hơn nữa vừa tra vừa học càng tốt hơn! Tra từ điển anh – anh sẽ phát hiện rằng trong giải thích có những chỗ không hiểu. Lại tra giải thích của chỗ không hiểu nữa thì một lúc là loạn lên. Rất nhiều bạn đọc đều có từ điển Anh – Anh! Tôi dám bảo đảm với mọi người, sau khi tra vài lần thì sẽ bỏ sách lại lên giá cũng không động đến nó nữa. Mọi người đừng vội cười, chúng ta sẽ cùng phân tích nguyên nhân của nó.

 

 

Bạn học sinh trong ví dụ trên thì sao rồi? Đầu tiên không những chủ thuê nhà từ đó sẽ mất hứng thú nói chuyện với bạn, mà còn mỗi tháng bạn cũng không muốn nói chuyện cùng ông ta nữa, chỉ cần đến kỳ bỏ tiền vào hòm thư của ông ấy là được. Rất nhanh chóng lại đến kỳ thu tiền thì bạn học của chúng ta lại biến mất. Không phải là không muốn gặp chủ thuê, mà là người chủ thuê người nước ngoài quý người hoa (người hoa khá không trú trọng trang trí, hơn nữa thường trả tiền thuê bằng tiền mặt, cho nên thường ưu tiên cho bạn). Tuy nhiên không được luyện tiếng anh, thì còn lý do gì để ở lại?

 

Lúc này, có những người bạn cũng từng có kinh nghiệm về việc xuất ngoài đưa ra kết luận như thế này: Môi trường ngôn ngữ ở nước ngoài quả là khó, tôi không thích nghi được, cho nên khó học. Làm thế nào bây giờ? Học sinh ở Canada thật là may mắn. Chính phủ sẽ cung cấp cho tất cả những người mới nhập cư một khóa bồi dưỡng tiếng anh ESL. “Lớp học nhỏ toàn là giáo viên nước ngoài” . Vốn là lúc ở trong nước cho rằng nó rất tốt đó là điều kiện học tập lý tưởng nhất, học ở Canada mà lại được miễn phí. Một giáo viên Native Speaker kèm cặp mấy học sinh nói chuyện bằng tiếng anh cả ngày. Ở đó không những miễn phí, mà còn có cơm trưa. Điều kiện thật tốt! Không những thế mỗi ngày lên lớp còn được phát tiền xe để trở về nhà. Không những phát tiền xe, ở những nơi xa còn được phát tiền. Chỉ cần một tháng đi đủ, có thể được lĩnh mấy trăm dollar từ chính phủ. Có nhà nước và chính phủ như thế thật là may mắn. Hơn nưa dù không có điều kiện tốt thế thì vẫn cứ sẽ đi, tiếng anh là quan trọng. Thế là mọi người hăng hái đăng ký. Mỗi ngày vui vẻ đến học để giao tiếp tiếng anh với giáo viên.

 

Nhưng sau đó lại phát hiện ra việc như thế này: Sau hai tuần sau sẽ có rất nhiều học sinh Trung Quốc bắt đầu không đến nữa. Học sinh Trung Quốc thường thông minh, rất nhanh sẽ nhìn thầy được vấn đề. Khi vừa mới đến lớp thì rất hứng thú, giáo viên tự giới thiệu: “Hi! How are you? My name is …, I am from Canada. Nice seeing you all.”; Các học sinh cùng nhau tiếp xúc, bắt đầu nói chuyện. Nhưng sẽ nhanh chóng phát hiện ra, hai tuần trôi qua, mà vẫn không học được bao nhiêu “những điều mới” mà trước đây chưa biết. Mà là chỉ có thể nghe hiểu những ngôn ngữ thông thường đơn giản nhất. Có một buổi trưa đi ăn cơm giáo viên nói là “spaghetti”, nhớ kỹ từ này, là “mỳ spaghetti”. Nhưng mấy tuần mới được vài từ, quá chậm rồi, như thế 2 năm cũng không được? Vẫn không bằng tôi tự ở nhà học từ mới.

 

Khi Tôi nghe được tình hình này động viên họ: hãy cứ đi đi nữa. Chí ít các bạn có thể nói tiếng anh với giáo viên! Về nhà thì tìm ai để nói chuyện? Không thể mãi tìm người trên phố để nói chuyện được. Những học sinh này không cho là như thế nói: nói nhiều tiếng anh càng có vấn đề. Vì chúng tôi phát hiện, nói tới nói lui, thì đều là nói những câu mà trước đó đã biết nói rồi. Nếu không biết nói, chúng tôi đều ở đó nói linh tinh, như thế càng nói càng sai. Rất nhiều học sinh trước đó cho rằng nếu có cơ hội nói nhiều thì càng nói càng tốt, nhưng bây giờ đã hiểu ra rồi, hóa ra nếu không biết nói thì sẽ không vì ở trong môi trường ngoại ngữ mà tự nhiên trở thành biết nói.

 

Ví dụ có học sinh muốn nói rằng cô ấy mang toàn bộ ảnh của gia đình ép plastics. Ép Plastics không biết nói, làm thế nào cũng không được. Có người nói: nói đơn giản đi có được không? Cô ấy nói “I put plastics on my picture”, giáo viên có hiểu không, đương nhiên là hiểu được. Nhưng tiếng anh trong giao tiếp thì mọi người tiếp tục nói với bạn “Oh, what’s the picture about?” Tiếng anh đơn giản cũng có thể giao tiếp, thậm chí có thể đối phó với phần lớn các trường hợp trong cuộc sống. Nhưng năng lực nói tiếng anh của bạn có được nâng cao không? Không có hiệu quả! Cho nên không phải là “tùy ý nói nhiều” là được. Nói là quá trình bật ra, trong não vẫn còn không có gì thì lấy cái gì để bật ra? Thế là bỏ học. (có thể giáo viên Canada vẫn tiếp tục gọi điện bảo học sinh trung quốc đi học. Không phải là họ thích các học sinh này, mà là vì số lượng học sinh lên lớp ít thì sẽ bị chính phủ giảm biên chế)

 

Kết luận về môi trường tiếng anh

 

Lúc này mọi người lại kết luật rằng: Haiz, hóa ra đến nước ngoài nói linh tinh với giáo viên nước ngoài không có hiệu quả, nói ra đều là cái đã biết, nghe được đều là thứ có thể hiểu. Thứ không hiểu thì rất khó hiểu được, không biết nói vẫn hoàn không biết nói. Chúng ta bây giờ đã hiểu rồi, hóa ra đến nước ngoài, thì tiếng anh vẫn phải dựa vào chính mình để học một cách hệ thống (đó là kết quả mà bài viết 10 bí mật lớn khi ra nước ngoài đưa ra). Vậy bản thân đã làm thế nào để học một cách hệ thống.

 

Lúc này đã không cần lớp học giáo viên người nước ngoài, mọi người lại tạo một lớp học lớn, mời một giáo viên đến dạy. Yêu cầu với giáo viên này là: Phải biết tiếng Trung. Đương nhiên tôi biết nói tiếng trung, thế là được mời đến để dạy. Vì tôi biết tiếng anh nên tôi từng dạy tiếng anh trong môi trường thuần tiếng anh ở Canada. Nghe thì thấy rất buồn cười. Tôi từng đến giáo đường dạy do các học sinh Trung quốc vào cuối tuần. Họ thông thường đều tụ tập ở giáo đường, (rất nhiều người không tin tôn giáo, đến đó là vì tụ tập) dùng phòng học ở đó làm nơi giảng bài, chỗ đó không mất phí. Tôi mỗi khi lên lớp dạy họ, họ cảm thấy học như vậy mới “hiệu quả”, vì được ôn tập tiếng anh, dùng tiếng trung để giải thích thì sẽ hiểu. Tôi sẽ dùng tiếng anh để dạy, nhưng mọi người không nghe, tôi cũng không có điều kiện tốt giống như ESL. Mỗi khi dùng tiếng Trung, mọi người liền vui thích.

 

Có một lần một học sinh hỏi tôi một câu tiếng anh (tôi nhớ không rõ là câu nào), hỏi tôi câu đó nghĩa là gì. Tôi hỏi cậu ta nghe được câu đó ở đâu, cậu ta nói là nghe được ở lớp ESL. Vậy khi giáo viên nước ngoài đó nói câu này, cậu ta đã nghe nó 2 tuần qua, đều nhớ được rồi, nhưng không biết ý nghĩa của nó (đó là âm thanh vô hiệu). Tôi hỏi anh ta vì sao không hỏi giáo viên, cậu ta nói đã hỏi rồi, nhưng giáo viên là người nước ngoài, đã giải thích cho cậu ta một lần bằng tiếng anh, nhưng anh ta nghe không hiểu. (đây lại quay lại vấn đề dùng tiếng anh giải thích tiếng anh, rất nhiều học sinh cho rằng điều này là đúng, ví dụ dùng từ điển anh – anh. Đương nhiên là đúng, nhưng kinh nghiệm nói cho chúng tôi biết rằng khi nền tảng tiếng anh còn thấp thì nó không thực tế, vì thế anh ta nghe giải thích bằng tiếng anh rất khó hiểu. Học sinh trình độ cao mới có thể dùng. Cho nên môi trường tiếng anh ở nước ngoài sẽ có hiệu quả đối với học sinh vốn có trình độ tiếng anh cao) Tiếp đó tôi giải thích cho cậu ta một lần bằng tiếng Trung, cậu ta trả lời: “thì ra là ý nghĩa này!”, hai tuần trước đó thì đó là vấn đề vẫn chưa rõ (âm thanh vô hiệu), chỉ trong phút chốc đã hiểu rồi. Vì đã biết được ý nghĩa rồi nên trở thành âm thanh hữu hiệu rồi. Thế là mọi người hào hứng nêu câu hỏi, đem những câu và từ bình thường nghe không hiểu ra hỏi tôi. Những câu phức tạp hơn thì chỉ có thể dụng tiếng trung để giải thích, thì nhất định sẽ hiểu. Nhưng đọc giả có phát hiện ra một vấn đề: đây không phải là đang dùng phương pháp phiên dịch sao? Không sai, hậu quả của cách làm này là không rất khó hình thành tư duy tiếng anh, khi trở lại môi trường ngoại ngữ tự nhiên, thì sẽ lại phản xạ không kịp.

 

Thế nên người trưởng thành ở nước ngoài sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn này. Nhìn xung quanh một chút, phần lớn học sinh trung quốc ở nước ngoài mấy năm nhưng tiếng anh đều rất thấp. Trừ những người vốn trình độ tiếng anh cao thì khi ở nước ngoài sẽ tiến bộ rất nhanh. Nhưng những học sinh như vậy lại rất ít.

 

Về hiện thực rằng người trưởng thành học ngoại ngữ ở nước ngoài chậm, thì một người bình thường cũng nhận thức được điểm này. Không chỉ người Trung Quốc, ví dụ có rất nhiều những người nhập cư của các nước khác ở nước ngoài, tuy đã ở Mỹ, Canada lâu nhưng tiếng anh vẫn cứ kém, mọi người cũng thấy nhiều rồi. Chính phủ Mỹ cũng hiểu được việc đó, và cũng hy vọng giải quyết vấn đề này. Mọi người biết rằng, bình thường thì người có thẻ xanh 5 năm mới có thể xin nhập quốc tịch Mỹ. Chính phủ Mỹ phát hiện phần lớn những người nhập cư dưới 5 năm thì tiếng anh rất thấp, thế là dự định thông qua việc sửa đổi chính sách về nhập cư để khuyến khích học tiếng anh. Chính phủ đề xuất: Nếu sau khi có thể xanh, sau 4 năm có thể nói lưu loát tiếng anh, vượt qua kỳ thì, thì sẽ được nhập quốc tịch mỹ. Nhưng các chuyên gia ngôn ngữ của Mỹ lại cực lực phản đối, nói chính phủ thiếu hiểu biết. Phần lớn mọi người biết rõ 5 năm không thể học được, khuyến kích những người học tốt tiếng anh cũng không thể khiến người khác học tốt được. Họ nói: Cũng như việc mọi người đều là dân đói, bạn nên nghĩ biện pháp để mọi người ăn no, chứ không nên khuyến khích nhưng người béo trong đó? Việc này đã được đăng trên tờ [America today] năm 2005, về sau chính sách này đã không được đưa vào thực tế.

 

Vậy người Trưởng thành ở nước ngoài thông thường thì sẽ cần phải mất bao nhiều thời gian mới có thể nói nói ngoại ngữ khá lưu loát? Các chuyên gia ngôn ngữ nước ngoài nghiên cứu rất sâu, họ phát hiện ra rằng, tiền đề là nếu có thể duy trì môi trường ngoại ngữ (không thể hằng ngày đều ở trong quần thể người cùng tộc), như thế thì thời gian cần thiết để đạt đến trình độ lưu loạt là lấy số tuổi chia cho 6. Tức là, nếu một người 30 tuổi mới đến nước ngoài, thì cần 5 năm mới có thể nói lưu loát. Cho nên rất nhiều học sinh trung quốc ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh hoặc làm việc 5 năm trở lên, tiếng anh mới có thể gọi là lưu loát. Nhưng chúng tôi phát hiện, vì lúc mới đầu nên tảng thấp, rất khó duy trì được môi trường ngoại ngữ, cho nên rất nhiều du học sinh và dân nhập cư ở nước ngoài trên 5 năm nhưng trình độ ngoại ngữ vẫn rất thấp.

Xem bài trước

 

Kết nối với chúng tôi:

Youtube: https://www.youtube.com/@Canberraenglishofficial

Website: https://canberraenglish.edu.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/Canberraenglishofficial/

Instagram: https://www.instagram.com/canberraenglish/

SoundCloud: https://soundcloud.com/canberra-560794259

Gmaps: https://maps.app.goo.gl/ygyr7pcQRCJZ7ah98

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!