Nhận thức chủ yếu của chúng ta đối với việc học ngoại ngữ là:
1. Cần có môi trường ngôn ngữ, cần giao tiếp nhiều với người nước ngoài, tốt nhất là ra nước ngoài, sau một thời gian sẽ tự nhiên có thể biết nói.
2. Học ngoại ngữ cần phải chăm ghi chép, chăm nhớ, tức là học ngôn ngữ bằng việc nhớ
3. Muốn chỉnh phát âm, nhất định phải chuyên nghe và “nhại” phát âm chuẩn, ví dụ như BBC và VOA…
4. Phải học ngữ pháp, nếu ngữ pháp thành thục, nói sẽ chính xác.
5. Cần phải có lượng từ nhất định, vì thế mà học thuộc rất nhiều từ. Nhưng nhớ từ vựng tiếng anh rất khó.
6. Điều học trước đây đều là tiếng anh trong sách hoặc lỗi thời, nó khác với khẩu ngữ hiện đại, cho nên tôi nói không tốt.
7. Học ngoại ngữ cần phải rất cực nhọc, luyện đi luyện lại trong thời gian dài.
“Hoàn toàn sai! Hơn nữa không những sai mà thực tế lại ngược lại!”
Bạn không nhìn lầm, điều tôi nói chính là: “Kết luận ở trên không nhưng sai, mà về cơ bản lại hoàn toàn ngược lại” Mọi người có lý giải sai về việc học ngoại ngữ rất sâu rồi và là quan niệm phổ biến, đạt đến mức người khác phải ngạc nhiên. Dù khoa học phát triển đến mức như ngày nay, nhưng những hiểu lầm của con người đối với quá trình thu hoạch ngôn ngữ lại khá phổ biến, đặc biệt là đối với người trung quốc. Hiểu lầm sâu sắc này với việc học ngoại ngữ bắt nguồn từ việc trung quốc có truyền thống văn hóa cho đến tính dân tộc đơn nhất và tính ngôn ngữ đơn nhất sâu dày. Tôi giúp mọi người tiến hành phân tích và đưa ra căn cứ phân tích, mọi người có thể từ đó đưa ra kết luận chính xác của bản thân mình.
“Tại sao lại sai? Lẽ nào không phải học ngoại ngữ ở trong hoàn cảnh ngôn ngữ bản xứ là tốt nhất sao? Lẽ nào muốn chỉnh lại khẩu âm không phải là cần nghe phát âm chuẩn sao? Đây không phải là việc đương nhiên sao?”
Trên thế giới có biết bao nhiêu việc thoạt nhìn đều là đương nhiên như thế, nhưng sự thực lại hoàn toàn trái ngược. Chúng ta đầu tiên hãy tìm một thứ đơn giản nhất để phân tích. Trước tiên chúng ta phân tích ngộ nhận thứ ba là “chỉnh phát âm”.
Mọi người nhất định đều cho rằng, muốn học tốt phát âm hoặc chỉnh phát âm không chuẩn của mình, đương nhiên phải nghe phát âm chuẩn, phát âm tiêu chuẩn có đúng không? Thật không may là, nhận định ấy hoàn toàn sai, mà sự thực thì ngược lại. Các chuyên gia phát âm phát hiện, người trưởng thành muốn chỉnh phát âm của mình, thì không thể chỉ nghe phát âm tiêu chuẩn, mà là phải nghe nhiều những “phát âm không tiêu chuẩn”, tức là phát âm có chút giọng địa phương. Ví dụ tiếng anh giọng Đức, giọng Pháp, giọng Ý, giọng Ấn Độ, giọng Trung Quốc v.v., hơn nữa nghe càng nhiều các loại giọng càng tốt. Điều này là sao? Nguồn gốc của kết luận này, là từ quá trình nghiên cứu ngôn ngữ địa phương của các chuyên gia ngữ âm \đại học Harvard khi làm các nghiên cứu giọng địa phương đối với người Nhật.
Mọi người có biết vì sao lại thực hiện các nghiên cứu trên người Nhật Bản không? Mọi người bình thường sẽ trả lời là vì người Nhật bản phát âm nói tiếng anh rất khó nghe. Vậy tôi hỏi tiếp, vì sao người Nhật Bản lại phát âm khó nghe? Mỗi lần hỏi đến đây mọi người đều cười chừ, rất nhiều người sẽ trả lời rằng đầu lưỡi của người Nhật cứng. Thực ra người Nhật Bản và mọi người đều giống nhau, đầu lưỡi của họ không có gì đặc biệt, nguyên nhân họ phát âm không chuẩn là do tiếng Nhật của họ tạo nên. Mọi người đều biết tiếng anh có khoảng 44 âm (gồm cả nguyên âm và phụ âm) nhưng tiếng nhật chỉ có khoảng 30 âm. Không phải nghe nói rằng tiếng nhật có 50 âm hay sao? Thật đáng tiếc, 50 âm của tiếng nhật lặp lại rất nhiều. Ví dụ hàng nguyên âm thứ nhất: あ、い、う、え、お (a, i, ư, ê, ô) đúng là khác nhau, nhưng hàng thứ hai かき く け こ “ka, ki, ku, ke, ko” thì chỉ thêm một phụ âm ka, mặt khác かき く け こ “ka, ki, ku, ke, ko” là mượn nguyên âm của của hàng thứ nhất, cho nên hoàn toàn không có đến 50 nguyên âm. Thế là người nhật khi nói tiếng anh, rất nhiều âm không phát ra được. Ví dụ âm “r”, trong tiếng nhật không tồn tại âm “r” (không có rà, ri, rư, rề, rô), cho nên không biết nói. Từ read and write rất thường dùng, thì người Nhật chỉ có thể nói thành lead and light, nên dùng âm “l” thay thế cho âm “r”, đó là ví dụ rất điển hình. Thế là khi đó đại học Havard làm nghiên cứu với những người nhật bản đến Mỹ sau khi trưởng thành. Đầu tiên hỏi những người làm thực nghiệm họ có nghe rõ hai âm read và lead không? Mọi người đều nói rằng có nghe thấy sự khác biệt của hai từ này. Lại hỏi vậy vì sao lại nói sai, những người Nhật bản này có người thì nói “kết cấu khoang miệng của chúng tôi khác.” Có người nói “vị trí phát âm của chúng tôi khác với các bạn, chúng tôi đặt ở phía trước, còn các bạn đặt ở phía sau.” Cũng có người nói “đầu lưỡi của chúng tôi cứng, đầu lưỡi người Mỹ mềm.” Làm tiếp thực nghiệm, khi yêu cầu những người Nhật này nghe rất nhiều từ bắt đầu là âm “r” và âm “l” mà không cho họ xem chữ viết, rồi cho họ chọn đáp án xem là âm “r” hay âm “l”, làm xong thí nghiệm phát hiện rằng xác suất chọn đúng là 50%, mọi người đã phát hiện ra vấn đề, kết quả chọn đúng một nửa, thực tế chính là hoàn toàn không biết, hoàn toàn là chọn bừa thì xác suất chọn đúng là 50%. Khi xem xét đến đây, người làm thí nghiệm và người bị hỏi đều bối rối. Là vì nếu kết quả chọn đúng hết thì chỉ cần phân tích và điều chỉnh vị trí đầu lưỡi hoặc khẩu hình một chút là được; nếu kết quả chọn sai hết cũng không có vấn đề gì, đổi lại mỗi phát âm mỗi chữ là được. Nhưng đúng một nửa thì khó rồi. Mọi người nghĩ, hoàn toàn nghe không thấy sự khác biệt của hai âm, làm sao có thể phân biệt rõ phát âm và phân biệt chính xác phát âm. Nhưng kết luận được đưa ra là: nguyên nhân chủ yếu của phát âm không chuẩn không phải vấn đề miệng, mà là vấn đề tai.
Thực ra phát âm không chuẩn chủ yếu là vì nguyên nhân tai nghe không chuẩn, mọi người có kinh nghiệm quan sát thực tế. Ví dụ có người hát lạc nhịp, là vì nguyên nhân gì? Có phải giọng hát không tốt? Không phải, chủ yếu là tai nghe không chuẩn, cho nên người hát lạc nhịp hát xong sẽ cảm thấy mình hát rất đúng, mọi người sao lại nói tôi hát lạc nhịp? Nguyên nhân là tai họ nghe không chuẩn âm, bản thân nghe không ra hát lạc nhịp. (nếu bạn hát không chuẩn nhịp, bản thân bạn hãy bịt tai lại và hát thử, người khác bảo đảm sẽ nói bạn lạc nhịp). Vậy những người Nhật làm thì nghiệp này đã sống ở mỹ một thời gian, mỗi ngày đều nghe âm chuẩn, vì sao không thay đổi được khẩu âm? Nguyên nhân là: tai của người trưởng thành nghe âm thanh không chuẩn, năng lực phân biệt thấp, họ nghe không chuẩn một phát âm tiêu chuẩn mới không nằm trong phạm vi ngữ âm tiếng mẹ đẻ của mình, cũng nghe không ra sự khác biệt của mình với âm chuẩn (có thể bản thân sẽ cảm thấy có một số sự khác biệt, nhưng cụ thể thế nào thì không rõ), cho rằng bản thân đã phát âm tiêu chuẩn rồi, thực sự thì vẫn còn khác biệt nhiều. Tiếng mẹ đẻ của người Nhật còn thiếu nhiều âm, cho nên rất bất lợi cho việc phát âm tiếng anh.
Thực nghiệm khoa học đã nói cho chúng ta biết, chỉ có tai của trẻ em mới có phả năng phân biệt cao đối với các loại ngôn ngữ, mới có thể nghe chuẩn bất cứ phát âm và mô phỏng lại được, người trưởng thành thì không được. Cụ thể hơn, đại đa số người 20 tuổi trở lên thì sẽ không tốt, năng lực này sẽ dần mất đi. Đây là tham khảo cho người trường thành để chỉnh phát âm ngoại ngữ hoặc đề cao độ chuẩn xác trong phát âm. Kinh nghiệm thực tế chứng minh, nghe nhiều các loại phát âm không tiêu chuẩn sẽ trợ giúp cho người trưởng thành nâng cao độ mẫn cảm nghe và khả năng phân biệt, từ đó mà đạt được hiệu quả chỉnh phát âm của bản thân một cách tự nhiên. (Cái gì là các âm không tiêu chuẩn? Ví dụ như “very interesting”, giọng pháp là “vehi intehisting”,giọng nhật là “veli indelisding”). Khi trải qua một thời gian luyện tập và thích ứng với việc nghe chi tiết và phân biệt (đương nhiên không phải chỉ chuyên nghe âm không tiêu chuẩn, mà cần đồng thời so sánh luyện tập mô phỏng phát âm của bản thân với âm tiêu chuẩn) thì khả năng nghe âm thanh của người nghe sẽ được nâng cao, thậm chí có thể phân biệt chuẩn xác giọng của người đó là giọng nước nào, phát âm sẽ tự nhiên tiến bộ. Đây là phương pháp mang tính khoa học cho việc chỉnh phát âm của người trưởng thành, kết luận này đương nhiên là hoàn toàn trái ngược với kết luận của mọi người.
Nói đến đây, mọi người không nên có chút nghi ngờ nào với kết luận đó. Thực ra học sinh Trung Quốc rất dễ dàng có thể lý giải kết luận này. Vì tiếng địa phương của người Trung Quốc thay đổi rất lớn, còn rõ ràng hơn tiếng anh, sự khác biệt giữa âm tiếng anh và âm tiếng mỹ còn thua xa sự khác biệt giữa tiếng phổ thông và tiếng thiên tân (cách bắc kinh 120 km). Cho nên học sinh Trung Quốc khá mẫn cảm với tiếng địa phương. Có suy nghĩ là, trung quốc có âm tiêu chuẩn gọi là “tiếng phổ thông”, còn Nước anh lại không có. Ở mĩ hoàn toàn không thể dùng tiếng địa phương của bất cứ thành phố nào làm tiêu chuẩn, ở anh cũng như thế, Tiếng London cũng không phải là tiêu chuẩn, hơn nữa người anh cũng không cảm thấy kỳ quái. (mọi người biết rằng người London thường tỉnh lược âm “h” và âm “t”? Ví dụ “head” bị nói hành “ed”, “better” nói thành “be-r”) cho nên ở các quốc gia nói tiếng anh này, không có tiêu chuẩn tuyệt đối một cách chặt chẽ. Còn người trung quốc đều nên nói chuẩn tiếng phổ thông. Nhưng cùng đạo lý này, nếu lúc nhỏ (dưới 12 tuổi) không nói chuẩn, thì sau khi trưởng thành sẽ có tiếng địa phương, đặc biệt là học sinh ở phía nam là bất lợi nhất, là vì thiếu âm. Vậy, nên chỉnh phát âm như thế nào? Nếu theo suy luận đương nhiên của mọi người, thì mỗi ngày nghe âm tiêu chuẩn là được, vậy mọi người hàng ngày xem phát thanh và radio thì có thể chỉnh phát âm không? Câu trả lời là không. Khi ở Bắc kinh vài năm thì khẩu âm sẽ thay đổi? Kết quả vẫn là không được (Còn trẻ em thì được.) Vậy tìm một người nói tiếng phổ thông tiêu chuẩn hàng ngày ở cùng để trợ giúp chỉnh âm có được không? Nhiều người đã rất nhiều năm giúp bố mẹ chỉnh lại tiếng địa phương cũng không có hiệu quả. Vậy phải làm sao? Nguyên lý là tương tự: Nghe nhiều tiếng địa phương của người ở các vùng, tiến hành luyện tập so sánh, độ mẫn cảm của tai sẽ càng ngày càng cao, tiếng địa phương dần dần càng ngày càng ít. Đây là phương pháp chỉnh phát âm mang tính khoa học cho người trưởng thành. (ở một số học viện điện ảnh khi chỉnh lại phát âm cho diễn viên sẽ sử dụng phương pháp này) điều này so với suy nghĩ ban đầu của mọi người đương nhiên là hoàn toàn trái ngược, nhưng hiện tại mọi người đều hiểu rõ rồi. Đáng tiếc là, rất nhiều giáo viên tiếng anh không hiểu rõ điểm này. Cho nên luôn tư vấn cho mọi người nghe âm tiêu chuẩn hoặc giao tiếp cùng người nước nào đó, hiện nay ngộ nhận này nên được cải chính rồi.
Kết nối với chúng tôi
Youtube: https://www.youtube.com/@Canberraenglishofficial
Website: https://canberraenglish.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/Canberraenglishofficial/
Instagram: https://www.instagram.com/canberraenglish/
SoundCloud: https://soundcloud.com/canberra-560794259
Gmaps: https://maps.app.goo.gl/ygyr7pcQRCJZ7ah98